line
11 tháng 03 năm 2025

Ngành Luật Kinh tế đang nổi lên như một lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ, nhờ vào cơ hội việc làm đa dạng và tiềm năng phát triển nghề nghiệp mạnh mẽ trong tương lai. Vậy, sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo những gì, và sau khi tốt nghiệp, họ có thể đảm nhận những công việc nào? Đây là những câu hỏi được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Khoa Kế toán tài chính sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về ngành học này, giúp các bạn học sinh trước ngưỡng cửa đại học có thêm tư liệu tham khảo để lựa chọn ngành học phù hợp.
1. Tìm hiểu về ngành Luật Kinh tế
Khoa Kế toán tài chính của VHU đã đào tạo các ngành luật từ lâu, trong đó một số sinh viên đã tốt nghiệp Luật Kinh tế. Nay, Khoa Kế toán tài chính của VHU chính thức mở Ngành Luật Kinh tế.
Ngành Luật Kinh tế đào tạo sinh viên về các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng giữa các chủ thể kinh tế. Chương trình học cung cấp kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý trong kinh doanh, cùng với khả năng nghiên cứu và giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Một số môn học quan trọng trong chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế bao gồm:
- Luật Sở hữu trí tuệ
- Pháp luật về doanh nghiệp
- Luật Thương mại
- Luật Cạnh tranh
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư
- Giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh
- Luật Đầu tư
2. Cơ hội việc làm cho cử nhân Luật Kinh tế
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Luật Kinh tế có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc với mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến cao. Một số vị trí tiêu biểu bao gồm:
Chuyên gia tư vấn pháp lý: Phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo các hoạt động của tổ chức tuân thủ chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực kinh tế.
* Chuyên viên pháp lý: Thực hiện các dịch vụ pháp lý tại các văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý.
* Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp: Làm việc trong các cơ quan nhà nước, tham gia vào quá trình xây dựng, thực thi và giám sát việc thực hiện pháp luật.
* Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế: Tham gia công tác nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, hoặc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng.
Các cơ quan, tổ chức mà cử nhân Luật Kinh tế có thể làm việc bao gồm:
* Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội
* Cơ quan nhà nước các cấp
* Hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại
* Các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục
3. Những tố chất phù hợp với ngành Luật Kinh tế
Để thành công trong ngành Luật Kinh tế, bạn cần sở hữu những tố chất và kỹ năng sau:
- Suy nghĩ thấu đáo, trung thực, công bằng và khách quan trong công việc
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và giải quyết vấn đề hiệu quả
- Khả năng phán đoán, tư duy phân tích và logic
- Trình độ ngoại ngữ tốt
- Trí nhớ tốt.
4. Định hướng nghề nghiệp
Ngành Luật Kinh tế hiện nay là một ngành học có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường luôn song hành với sự phát triển của hệ thống pháp luật Kinh tế. Vì thế, nếu yêu thích ngành này, bạn hãy đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Văn Hiến. Sinh viên học tập tại VHU sẽ có cơ hội phát triển toàn diện. Từ kiến thức chuyên môn đến các kỹ năng mềm, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và đáp ứng ước mơ làm nghề luật của mình.

Các tin liên quan