Mỗi năm uớc tính thế giới có trên 50 triệu dự án startup công nghệ ra đời, nhưng đa phần thất bại; nguyên nhân chính không phải vì mô hình kinh doanh hay năng lực điều hành yếu kém; mà là không thể gọi vốn cho các giai đoạn phát triển. Để gọi vốn thành công, thì bên cạnh năng lực của đội ngũ vận hành, chiến lược kinh doanh hiệu quả thì việc định giá hợp lý để các nhà đầu tư tham gia là rất quan trọng. Quan sát hiện nay tại VN đã có khá nhiều công ty mới thành lập dựa trên ứng dụng công nghệ và gọi vốn đầu tư dạng Star - up; nhưng cách thức nhìn nhận giá trị cổ phần để gọi vốn chưa chuyên nghiệp và thiếu vắn những tư vấn định giá phù hợp.
Vì sao các Star - up Việt Nam thường định giá quá cao ngay từ vòng gọi vốn đầu tiên? Các người sáng lập công ty có xu hướng định giá trị công ty của mình rất cao khi gọi vốn, vì họ thường dựa trên những thành công vượt trội về giá trị công ty của các công ty công nghệ Mỹ. Nhìn vào vốn hóa thị trường của các công ty lớn nhất thế giới trong vòng 5 đến 10 năm qua cho thấy giá trị các công ty công nghệ tăng rất mạnh. Nếu thấp niên trước các công ty vốn hóa hàng đầu là các ngành truyền với các tên tuổi Exxon, GE và Citigroup..thì hiện nay đó là Apple, Amazon, Alphabet, Facebook, AppleNetflix và Google. Chúng ta có thể dể thấy nhất là Tesla, trong năm 2017 đã thay thế General Motors (GM) trở để trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất có giá trị cao nhất của Mỹ với mức vốn hóa gần 51 tỷ đô la Mỹ. Nếu so sánh với các công ty xe hơi truyền thống theo mức SX, giá trị của Tesla gấp từ 10 - 20 lần (Reuters). Giá trị này không phải ro mức sinh lời hiện tại mà chủ yếu dựa vào giá trị tương lai nhận được khi một công ty Công nghệ đổi mới và thay đổi Sản xuất Ô tô (thông qua Xe điện) và Năng lượng Mặt trời.
Giá trị Công ty công nghệ thay đổi liên tục theo mỗi giai đoạn phát triển. Có nhiều phương pháp để định giá trị công ty phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như giai đoạn của công ty, tính chất của doanh nghiệp và những gì người khác sẵn sàng trả hiện tại trên thị trường cho các tài sản tương tự. Giá trị hợp lý là giá trị mà có thể được giao dịch trên cơ sở người bán sẵn sàng mua. (Hội đồng IPEV, 2010)
Phương pháp dòng tiền (DCF) được xem là phương pháp thích hợp với các công ty chưa niêm yết; nhưng nó không đáng tin cậy với các công ty Star - up trong giai đoạn đầu khi đưa các số liệu doanh thu giả định tăng trưởng quá cao để hiện giá; đó là lý do các công ty Star - up Việt bị coi là định giá quá cao như CEO Lê Khánh Trình đã gọi vốn cho công ty Khánh Trình 5 triệu usd cho 10% vốn điều lệ trong Stark tanks trong tập 6 mùa 3 vừa phát. Người viết cũng đã từng từ chối tư vấn gọi vốn cho một công ty công nghệ với lý do tương tự. Tuy nhiên, nếu định giá theo các phương pháp thông thường dựa trên lợi nhuận hiện tại để quy ra giá trị công ty thì cũng không đánh giá hết giá trị thực của công ty công nghệ. bởi vì thực tế nhiều công ty công nghệ thành công trên thế giới đều có nhiều năm không sinh lời nhưng vẫn tăng giá trị và huy động vốn thành công và sau đó trở thành công ty hàng đầu thế giới.
Yếu tố quan trọng để định giá trị phù hợp là đánh giá được sự phát triển của công ty để chọn lựa mô hình và cách tính toán thích hợp. Có một điểm quan trọng mà những nhà định giá công ty công nghệ cần biết, đó là mặc dù có thể áp dụng cùng một phương pháp định giá; nhưng mỗi giai đoạn phát triển của công ty thì mức giá trị sẽ thay đổi mạnh, dựa trên việc đánh giá rủi ro trong các ước lượng tính toán; theo đó giai đoạn đầu Star - up có rủi ro rất lớn, nên giá trị ước lượng cũng phải thấp, và sẽ tăng dần theo các vòng gọi vốn kế tiếp với các kết quả đạt được. Việc định giá công ty Uber theo cách ước lượng của Giáo sư Damodaran của NYU theo các năm 2014 - 2017 thể hiện khá rỏ nhận định này. Theo đó năm 2014 Ông tính giá trị Uber gần 5,9 tỷ đô la Mỹ, dựa trên hoạt động kinh doanh Taxi bằng cách đóng vai trò là người kết nối và giá trị mà nó mang lại là sàng lọc các tài xế, hệ thống giá / thanh toán và sự tiện lợi. Tuy nhiên các năm kế tiếp ông liên tục định giá trị Uber tăng lên 23, 4 tỷ usd (2015) ; 28 tỷ usd (2016) và năm 2017 ông dùng mô hình dựa trên người dùng và tổng hợp các bộ phận (SOTP) để định giá Uber thay vì dòng tiền dự kiến và DCF, và đã đạt được mức định giá 37,2 tỷ USD.
Mô hình mới của ông đã được nhiều giáo sư như Govindarajan, Rajgopal, & Srivastava ủng hộ, và họ đã đi đến kết luận rằng để xác định giá trị (hoặc giá trị thực) của các công ty ứng dụng công nghệ; việc định giá cần dựa trên tín hiệu về sự thành công của mô hình kinh doanh, do vì mô hình kế toán tài chính hiện tại không thể nắm bắt được hết. Mô hình DCF phụ thuộc rất nhiều vào các giả định cơ bản được đưa ra; nhưng không có khả năng lượng hóa giá trị doanh nghiệp công nghệ số, bao gồm các thị trường mới và sự thống trị tiềm năng của các thị trường đó do hiệu ứng mạng lưới và tăng quy mô kinh tế; cho phép doanh nghiệp chuyển sang cấu trúc lợi nhuận của người chiến thắng, chẳng hạn như trường hợp trong Facebook.
Tốc độ tăng trưởng của Uber theo thời gian, được đo lường bởi các thành phố (Nguồn: CBInsights)
Đinh giá trị công ty công nghệ theo số thành viên. Hiện nay có nhiều công ty kinh doanh ứng dụng công nghệ số không chỉ để bán hàng mà còn cung cấp các dịch vụ đa dạ từ ứng dụng gọi xe, thuê căn hộ, tìm kiếm địa điểm ăn uống, cho vay...các dịch vụ truyền thống đều có thể chuyển qua mô hình công ty công nghệ để tạo ra người dùng rất lớn. Đặc điểm chung của các công ty này là số người dùng và doanh thu mang lại tăng nhanh hơn nhiều so với chi phí bỏ ra; điều đó giúp các công ty này có được giá trị rất lớn đối với các nhà đầu tư. Để định giá các công ty ứng dụng công nghệ này, hiện nay có một phương pháp rất đơn giản, nhưng đã được thừa nhận mà Damodaran đã áp dụng để tính giá trị Uber vào năm 2017; đó là phương pháp định giá trên số người dùng.
Giá trị doanh nghiệp = Số người dùng x (LTV - CAC)
Trong đó:
LTV (giá trị trung bình của một khách hàng) = (Giá trị trung bình của một lần bán) x (Trung bình Số lượng giao dịch lặp lại) x (Trung bình Thời gian Duy trì tính bằng Tháng hoặc Năm cho một Người dùng Thông thường)
CAC (chi phí tạo ra một khách hàng) = (Tổng chi phí tiếp thị cho khoảng thời gian đã đặt) / (Số lượng Người dùng có được trong khoảng thời gian đó)
Thí dụ công ty công ty dịch vụ tài chánh có 40.000 người dùng trên ứng dụng tài chính cá nhân mới của bạn và bạn đã nhận ra rằng thông qua giao dịch mua trong ứng dụng. ước tính LTV của mỗi người dùng trị giá khoảng 35$ và CAC của công ty cho mổi người dùng là 6$. Giá trị công ty sẽ là 1.160.000$ (= 40.000 x (35$ - 6$)). Lưu ý phương pháp này chỉ có thể áp dụng nếu công ty có thể tính được LTV dựa trên số liệu hoạt động thực tế. Việc giả định LTV khi công ty chưa triển khai và có số người dùng đáng kể thì phương pháp này sẽ không có độ tin cậy.
ThS.Trần Mạnh Trí