Phát triển kỹ năng làm việc nhóm trong sinh viên

line
09 tháng 04 năm 2023

Theo Kolb (1984) “Experiential Learning” chỉ ra rằng tất cả các kỹ năng cần thiết của sinh viên là điều cần thiết tạo nên sự thành công làm việc nhóm cho sinh viên trong môi trường đại học.

Vòng tròn phát triển kỹ năng làm việc nhóm
(Nguồn: D.A. Kolb, 1984)

Để thúc đẩy sinh viên tham gia vào vòng tròn phát triển kỹ năng làm việc nhóm, trước tiên giảng viên cần thúc  đẩy và khuyến khích sinh viên thực hiện những kỹ năng như sau: 
1. Nghe và phản hồi
Lắng nghe và  phản hồi là một kỹ năng giao tiếp nhờ đó sinh viên có thể nâng cao hiểu biết của mình về ý tưởng, vấn đề, cách tiếp cận và mối quan tâm của người khác trong nhóm. Đây là một kỹ năng đặc biệt hữu ích để tránh các xung đột và mâu thuẫn trong một nhóm.
Những lợi ích của việc lắng nghe và phản hồi: 
⦁ Tăng sự hiểu biết của người nghe về người khác
⦁ Giúp người khác làm rõ suy nghĩ của họ
⦁ Hãy trấn an người khác rằng ai đó sẵn sàng lắng nghe quan điểm của họ và muốn giúp họ bày tỏ suy nghĩ của mình.
2. Phản hồi mang tính xây dựng cho tất cả các thành viên trong nhóm
Khi thực hiện việc làm theo nhóm, tất nhiên sẽ xảy ra những ý kiến trái chiều giữa các thành viên trong nhóm. Vì vậy, để giải quyết các vấn đề trong nhóm thì sinh viên cần phải cảm thấy thoải mái khi thảo luận các vấn đề theo một cách công khai và quyết định xem các thành viên trong nhóm và bản thân sẽ làm gì để giải quyết các vấn đề.
3. Xây dựng cấu trúc thảo luận trong nhóm
Hoạt động nhóm dưới sự theo dõi của giảng viên ví dụ như:
⦁ Mỗi thành viên của mỗi nhóm được chỉ định môt số như mỗi nhóm có một thành viên là số 1, một thành viên là số 2…
⦁ Sinh viên có thể lập nhóm với các sinh viên cùng số.
⦁ Các nhóm mới được thành lập có thể sẽ chia sẽ cho nhau được môt số vấn đề cần thiết trong chủ đề của nhóm cũ.
⦁ Sau đó sinh viên quay trở lại nhóm của mình và báo cáo lại cho các thành viên trong nhóm về những gì đã thu thập được.
Hoạt động do sinh viên tự điều hành:
⦁ Từng thành viên sẽ đọc và suy nghĩ phản hồi.
⦁ Làm việc theo đôi hoặc chia nhóm nhỏ hơn.
⦁ Thảo luận theo phiên (vòng tròn) giữa các thành viên trong nhóm.
⦁ Phỏng vấn theo vòng tròn bằng cách đặt câu hỏi hoặc một loạt câu hỏi cho người đối diện trực tiếp.
Khuyến khích sự sáng tạo trong nhóm như:
⦁ Động não (brainstorming)
⦁ Những hình ảnh của dự án hay chủ đề (project pictures)
⦁ Mở rộng tư duy (wishful thinking) có thể được sử dụng giúp cho sinh viên xác định các tốt nhất để giải quyết chủ đề hay dự án.
4. Quản lý nhóm
Sinh viên cần phải thực hiện việc quản lý nhóm để các nhiệm vụ và quy trình của nhóm được thực hiện môt cách trình tự và đạt hiểu quả cao trong dự án hay chủ đề được giao.
5. Thuyết trình và viết báo cáo của nhóm
Sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nhóm khác bằng cách yêu cầu các nhóm chia sẻ kết quả công việc của nhóm với cả lớp thông qua thuyết trình nhóm và báo cáo nhóm.
6. Thực hiện viêc đánh giá đóng góp của các thành viên trong nhóm
Một trong những mối quan tâm phổ biến nhất đối với sinh viên khi làm việc theo nhóm là sự không công bằng trong đóng góp. Các sinh viên thường phàn nàn rằng một số thành viên trong nhóm đóng góp quá nhiều hoặc quá ít. Vì vậy, giảng viên có thể đề nghị tất cả các nhóm xem xét đóng góp của từng thành viên trong nhóm một lần hoặc nhiều lần trong suốt quá trình thực hiện chủ đề hay dự án của nhóm (tùy thuộc vào thời lượng của dự án-tức là thông qua các câu trả lời trong danh sách kiểm tra) 
7. Xác định và xử lý các vấn đề của nhóm
Hầu hết các nhóm đều gặp sự cố vào một thời điểm nào đó. Sinh viên cần có khả năng xác định các vấn đề hiện có và tiềm ẩn, đồng thời tìm ra những việc cần làm để giải quyết chúng và tiếp tục. Các danh sách kiểm tra có thể giúp sinh viên xác định các vấn đề, cũng như giúp sinh viên nhận thấy những lĩnh vực mà nhóm của mình đang hoạt động tốt. Ví như giảng viên có thể yêu cầu sinh viên gửi danh sách kiểm tra theo định kỳ, để có thể theo dõi tiến trình của nhóm và tìm hiểu những loại vấn đề mà các nhóm đang gặp phải. Giảng viên có thể thấy được các vấn đề chung giữa các nhóm, sau đó thảo luận chúng với cả lớp.

ThS. Nguyễn Thị Anh