Ngành luật gồm bốn chuyên ngành luật được đào tạo: Luật kinh tế; Luật Thương mại quốc tế; Luật Dân sự và Luật Tài chính ngân hàng.
Trước khi bước vào học các chuyên ngành luật, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các học phần luật cần thiết từ các học phần đại cương đến các học phần cơ sở ngành. Chương trình đào tạo được xây dựng nhằm trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức cơ bản về pháp luật làm cơ sở để sinh viên dễ dàng tiếp cận các chuyên ngành luật .
Chương trình đào tạo các ngành luật được xây dựng theo định hướng ứng dụng, cung cấp cho người học kiến thức pháp luật chuyên sâu theo từng chuyên ngành luật. Ngoài ra, sinh viên còn được tạo điều kiện trải nghiệm, kiến tập, thực tập tại các Tòa án, văn phòng luật sư, công ty luật, các doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề luật giúp sinh viên tiếp cận với thực tế các chức danh ngành nghề luật hiện có trong xã hội.
Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành luật kinh tế, sinh viên có thể đảm nhận tốt các công việc có chức danh ngành nghề luật như sau:
- Chuyên viên pháp lý tại các ngân hàng, các tổ chức đầu tư, các Doanh nghiệp vừa và lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có thể phát triển thành quản trị viên, nhà quản lý điều hành doanh nghiệp.
- Làm việc trực tiếp tại các hệ thống Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan thi hành án các cấp: Cơ hội nghề nghiệp cho các cử nhân luật tại các cơ quan tư pháp này là rất lớn. Từ vị trí Thư ký đến khi đủ điều kiện thâm niên và được đào tạo thêm kỷ năng nghiệp vụ từng chức danh ngành nghề liên quan sẽ được bổ nhiệm lên các vị trí như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên…
- Chuyên viên pháp lý hoặc tiếp tục điều kiện để trở thành luật sư làm việc tại các công ty luật, văn phòng luật sư, công chứng viên làm việc tại các tổ chức công chứng hoặc Trọng tài viên tại các trung tâm trọng tài thương mại.
Ngoài ra, sinh viên còn có khả năng học tập, nghiên cứu ở các bậc học cao hơn để trở thành Luật sư hoặc giảng viên giảng dạy ngành Luật ở các trường Đại học, Cao đẳng