Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường
Năm hoàn thành: 2021
---------------------------------
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CỦA BỘ MÔN KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn An Khuya
Thành viên tham gia:
Nguyễn Thị Mỹ Duy
Tô NGọc Lan
Phan Ngọc Chi
Người hướng dẫn: ThS.Vũ Thanh Long & ThS.Phan Thị Tuyết Trinh
Mục tiêu nghiên cứu:
- Khám phá các yếu tố để đo lường chất lượng sinh viên mới tốt nghiệp của Bộ môn Kế toán Trường Đại Học Văn Hiến.
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các Doanh nghiệp đang sử dụng lao động là sinh viên tốt nghiệp Bộ môn Kế toán Trường Đại Học Văn Hiến.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến sự hài lòng của Doanh nghiệp
Đối tượng nghiên cứu: Các sinh viên thuộc Bộ môn Kế toán Trường Đại Học Văn Hiến mới ra trường trong vòng năm năm và đang làm việc tại các Doanh nghiệp.
Đối tượng khảo sát: Các Doanh nghiệp đang sử dụng lao động là sinh viên vừa tốt nghiệp trong vòng năm năm của Bộ môn Kế toán Trường Đại Học Văn Hiến.
Phương pháp nghiên cứu:
Quá trình nghiên cứu của tác giả được tiến hành theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu các yếu tố đánh giá chất lượng sinh viên theo quan điểm của Doanh nghiệp, xây dựng thang đo, hiệu chỉnh và cho ra bảng câu hỏi chính thức nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng.
- Giai đoạn 2: Nhóm nghiên cứu thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát.
Kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu đã xác định 5 nhân tố ban đầu có ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp và 5 nhân tố này được đo lường bởi 30 biến quan sát. Các nhân tố đó là: năng lực cá nhân, kinh nghiệp và thái độ làm việc, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng hòa nhập, mức độ thận trọng và chi tiết. Đây là các nhân tố cần được Trường và Bộ môn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thông thông qua việc tạo cơ hội cho sinh viên được cọ xát với thực tế ngành học, đối mặt với những tình huống phức tạp nhằm tự trang bị cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết khi xử trí trước các vấn đề nảy sinh.
Hạn chế của nghiên cứu
- Cỡ mẫu thu thập được của nghiên cứu chưa đáp ứng được yêu cầu vì cở mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao. Nhưng vì giới hạn về nguồn lực, thời gian cũng như những hạn chế nhất định trong quá trình thu thập dữ liệu. Do đó, mẫu thu được có thể không phản ánh đầy đủ và chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng. Đồng thời, phương pháp mà tác giả chọn là lấy mẫu thuận tiện nên kết quả nghiên cứu có thể không mang tính đại diện cao của tổng thể.
- Nghiên cứu chỉ được thực hiện đối với các Doanh nghiệp tại Tp. HCM, Bình Dương, Đồng Nai nên tính tổng quát của nghiên cứu bị hạn chế.
- Kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên tác giả chưa cthể đưa ra những phân tích sâu, những đề xuất cụ thể cho Trường Đại Học Văn Hiến.