Banking 5.0 How Fintech Will Change Traditional Banks in the 'New Normal' Post Pandemic

line
01 tháng 09 năm 2021
Giới thiệu của Khoa KTTC
Quyển sách Banking 5.0 xuất bản năm 2021 là một trong những tài liệu chính mà Bộ môn tài chính sử dụng để xây dựng các môn học về Digital banking, Ứng dụng số trong nền kinh tế 4.0 nói chung và trong hoạt động của NH trong giai đoạn mới.
Thông qua lời giới thiệu sách của  Ramon Billordo chuyên già hàng đầu về Global Banking, Financial Services, Digital Transformation, Global Fintech, sẽ giúp các bạn SV ngành Tài chính ngân hàng hình dung tầm quan trọng của chuyển đổi số và ứng dụng Digital Banking trong hoạt động Ngân hàng, và hiểu biết nội dung và vai trò của các môn học liên quan đến kinh tế 4.0 của bộ môn TCNH đang xây dựng cho ngành TCNH của VHU, giúp SV có đủ kiến thức thích ứng với yêu cầu mới của Ngân hàng thương mại và nền kinh tế.


Banking 5.0
How Fintech Will Change Traditional Banks in the 'New Normal' Post Pandemic 
Bernado Nicoletti 
3.2021
FOREWORD 
I have known Bernardo for quite a long time now - we have worked together in many countries, across many professional roles. Some years ago, he wrote another inspiring book, The Future of Fintech. 
I consider this book to be an outstanding sequel. Bernardo now tackles a new, yet connected, topic - how to push and support digital transformation in banking. 
It was about time for such a book. The beginning of the so-called “Fourth Industrial Revolution” goes back to 2012. In 2021, however, many financial institutions continue to operate almost unchanged and seemingly unaware of what is happening around them. 
A few of them launched new companies and business models. Others failed, sometimes dramatically. The digital world has disrupted entire sectors, such as publishing, media recording, commerce, and manufacturing, among others. The financial services sector is not being spared. 
“Digital transformation” has been on the agenda of many executives and board rooms for quite a long time. But beyond the buzzword, it is often not clear what “digital transformation” means.
Financial services have often interpreted “digital transformation” only as a means to provide access to some products via digital channels, online or mobile, or, alternatively, as a pure cost reduction initiative. Digital transformation is much more than that: it is an entire change in the company’s business model
It involves putting the customer at the center and using digital platforms to build a new business and operating model around that, using both own or external products and services. Such a transformation involves all dimensions such as products, processes, people, partners, and platforms. 
In the last few years, we have heard statements such as: “banking is necessary, but banks are not.” This approach has spurred a number of studies to understand what digital transformation means for banks. Surprisingly, some financial institutions have yet to embrace the change. 
Bernardo advocates putting the customer and their needs at the center and building on that using three steps: intuition, demonstration, and experiment. He also introduces certain exciting ideas about how “banking” should change, emphasizing the evolution from offering “products” to “services,” and the fundamental importance of “platforms.” 
The text is also full of insightful cases in which digital transformation has been experimented with and implemented. • Quyển sách này cũng có đầy đủ các trường hợp nghiên cứu tường tận trong đó digital transformation đã được thử nghiệm và thực hiện. + The book also stresses another critical aspect: the increasing importance for financial institutions of data and data management. The crisis caused by the pandemic has underscored this point by not only giving it a new sense of urgency, but also by showing that banking can operate in a much more digital and agile way than we thought. 
To date, bankers must use all available tools to grow, protect themselves, and better plan for the future. The most effective way to do this is through the strategic use of data, artificial intelligence, and robotic process applications in symbiosis with our talents.

These solutions are essential in order to understand the customer and protect the institutions from exposure, as well as mitigate the associated risks. Unfortunately, in some cases, the probability of fraudulent transactions, dictated by despair, increases as well. 
It is fascinating to go through the various chapters of this book because the financial institutions that have started implementing the digital transformation state that their work is only the beginning of what is to come. 
At the same time, bankers must do responsible banking, taking into account the ESG -Environment, Society, and Governance. 
Analysis tools will play an essential role in this recovery, providing bankers with all the information they need to limit their exposure, promote new offers, and enrich their services. 
There is a need for a continuous digital transformation. A financial institution’s question is not “if” to do it, it is “when” to do it. The time is now, and the success will be with the hard work pioneers. 
Madrid, Spain March 2021 Ramon Billordo Senior Global Banking Executive, Financial Services, Digital Transformation, Global Fintech

LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động giao dịch ngân hàng thời đại 5.0: Fintech sẽ thay đổi các ngân hàng hoạt động giao dịch theo phương thức truyền thống như thế nào trong thời kỳ 'bình thường mới' sau đại dịch 

Tôi đã biết Bernardo từ khá lâu rồi - chúng tôi đã làm việc cùng nhau ở nhiều quốc gia, với nhiều vai trò chuyên nghiệp. Vài năm trước, ông đã viết một cuốn sách đầy cảm hứng khác, Tương lai của Fintech. 
Tôi coi cuốn sách này là một phần tiếp theo xuất sắc. Bernardo hiện đang nỗ lực đề cập một chủ đề mới, nhưng vẫn được kết nối – là làm thế nào để thúc đẩy và hỗ trợ chuyển đổi ứng dụng công nghệ số hóa trong hoạt động giao dịch ngân hàng.
Đó là thời điểm cho một cuốn sách như vậy. Sự khởi đầu của cái gọi là “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” bắt đầu từ năm 2012. Tuy nhiên, vào năm 2021, nhiều định chế tài chính vẫn tiếp tục hoạt động hầu như không có gì thay đổi và dường như không nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh họ. 
Một số trong các định chế tài chính này đã thành lập các công ty và mô hình kinh doanh mới. Một số khác đã thất bại, đôi khi một cách đáng kể. Thế giới ứng dụng công nghệ số hóa đã phá hủy hết cái cũ trong toàn bộ các lĩnh vực, chẳng hạn như xuất bản, recording media (có nghĩa là phim, video, nhiếp ảnh và bất kỳ phương tiện nào khác chụp hoặc ghi lại hình ảnh trực quan), thương mại và sản xuất, trong số những lĩnh vực khác. Lĩnh vực cung ứng các dịch vụ tài chính không được bỏ qua. 
“Digital transformation - Chuyển đổi ứng dụng công nghệ số hóa” đã nằm trong chương trình nghị sự của nhiều vị trong ban điều hành và các phòng họp của hội đồng quản trị các định chế tài chính trong một thời gian dài. Nhưng ngoài không khí đầy hứng khởi, người ta thường không rõ “Digital transformation” nghĩa là gì.. 
Các tổ chức cung ứng các dịch vụ tài chính thường chỉ diễn giải “Digital transformation” là một phương tiện để cung cấp quyền truy cập vào một số sản phẩm thông qua các kênh ứng dụng công nghệ số hóa, trực tuyến hoặc di động, hoặc, cách khác, như một sáng kiến giảm chi phí thuần túy. Digital transformation còn hơn thế nữa: đó là một sự thay đổi toàn bộ trong mô hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
Digital transformation bao gồm việc đặt khách hàng làm trung tâm và sử dụng các nền tảng ứng dụng công nghệ số hóa để xây dựng một mô hình vận hành và kinh doanh mới xung quanh đó, sử dụng cả sản phẩm và dịch vụ của chính mình hoặc bên ngoài. Sự chuyển đổi như vậy liên quan đến tất cả các khía cạnh như sản phẩm, quy trình, con người, đối tác và nền tảng. 
Trong vài năm gần đây, chúng ta đã nghe những phát biểu như: “hoạt động giao dịch ngân hàng là cần thiết, nhưng các ngân hàng thì không”. Cách tiếp cận này đã thúc đẩy một số nghiên cứu để hiểu ý nghĩa của Digital transformation đối với các ngân hàng. Đáng ngạc nhiên là một số định chế tài chính vẫn chưa chấp nhận một cách nhiệt tình sự thay đổ này. 
Bernardo ủng hộ việc đặt khách hàng và các nhu cầu của họ làm trung tâm và xây dựng dựa trên đó bằng cách sử dụng ba bước: 
  - Sự hiểu biết qua trực giác, 
  - Thể hiện/chứng minh 
  - Và thử nghiệm. 
Ông cũng giới thiệu một số ý tưởng thú vị về cách “hoạt động giao dịch ngân hàng” nên thay đổi, nhấn mạnh diễn tiến phát triển từ việc cung cấp “sản phẩm” thành “dịch vụ” và tầm quan trọng cơ bản của “các nền tảng”. 
Cuốn sách cũng nhấn mạnh một khía cạnh quan trọng khác: tầm quan trọng ngày càng tăng của dữ liệu và việc quản lý dữ liệu đối với các định chế tài chính. Cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra đã nhấn mạnh điểm này bằng cách không chỉ tạo ra một cảm giác cấp bách mới mà còn cho thấy rằng hoạt động giao dịch ngân hàng có thể vận hành theo cách ứng dụng công nghệ số hóa và linh hoạt hơn nhiều so với cách chúng ta tưởng. 
Đến nay, các banker (cấp lãnh đạo điều hành ngân hàng nói riêng và nhân viên ngân hàng nói chung) phải sử dụng tất cả các công cụ hiện có để tăng trưởng, bảo vệ bản thân họ và lập kế hoạch hữu hiệu hơn cho tương lai. Cách hiệu quả nhất để làm điều này là sử dụng mang tính chiến lược các dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng quy trình robot cộng sinh với các nhân tài/tài năng của chúng ta.
Các giải pháp này là cần thiết để thấu hiểu khách hàng và bảo vệ các định chế tránh được nguy cơ đối mặt với rủi ro, cũng như giảm thiểu các rủi ro liên quan. Thật không may, trong một số trường hợp, xác suất của các giao dịch gian lận, do sự thất vọng gây ra, cũng tăng lên. 
Đồng thời, các banker phải thực hiện hoạt động giao dịch kinh doanh ngân hàng một cách có trách nhiệm, có tính đến các tiêu chí ESG-Môi trường, Xã hội và Quản trị & Giám sát. 
Các công cụ phân tích sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình khôi phục này, cung cấp cho các banker tất cả thông tin họ cần để hạn chế nguy cơ đối mặt với rủi ro, quảng bá các cung ứng sản phẩm mới và làm phong phú thêm các dịch vụ của họ. 
Thật hấp dẫn khi đọc qua các chương khác nhau của cuốn sách này vì các định chế tài chính đã bắt đầu thực hiện digital transformation (chuyển đổi ứng dụng công nghệ số hóa) minh định rằng công việc của họ chỉ là sự khởi đầu cho những gì sắp xảy ra. 
Digital transformation cần được thực hiện một cách liên tục. Câu hỏi của một định chế tài chính không phải là “CÓ” làm điều đó hay không, mà là “KHI NÀO” thực hiện. Thời điểm thực hiện là bây giờ và thành công sẽ đến với những người đi tiên phong làm việc một cách chuyên cần. 
Madrid, Spain March 2021 
Ramon Billordo 
Senior Global Banking Executive, Financial Services, Digital Transformation, Global Fintech

BỘ MÔN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VHU