Banking (hoạt động giao dịch kinh doanh ngân hàng) là sự trao đổi giá trị (và lòng tin) giữa một cá nhân hoặc một tổ chức và một định chế tài chính. Banking là một ngành nghề kinh doanh liên quan đến việc xử lý tiền, tín dụng và các giao dịch tài chính khác. Các định chế tài chính cung cấp một nơi an toàn để gửi số tiền dư thừa và nhận khoản ghi có vào tài khoản. Banking cung cấp các tài khoản tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi và tài khoản séc. Những thay đổi này rất đáng kể và đã dẫn đến những thay đổi về kinh tế và xã hội. Giữa những thay đổi mang tính phá hủy cái cũ và thay đổi hoàn toàn bằng cái mới sau đó, đã có một sự cải tiến liên tục. Bài viết này mô tả 2 làn sóng đổi mới trong thế kỷ 21 của trong lĩnh vực công nghiệp và hoạt động giao dịch kinh doanh ngân hàng (được gọi là banking 4.0, 5.0)
Fourth Industrial Revolution: Banking 4.0 - Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Banking 4.0
Việc sử dụng rộng rãi internet đã đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc cách mạng mới. Công nghiệp thế hệ 4.0 là sự hội tụ của các công nghệ vận hành trong hoạt động công nghiệp và công nghệ thông tin và truyền thông. Công nghiệp thế hệ 4.0 cũng liên quan đến sự hợp nhất của internet of things (IoT) - nghĩa là Internet vạn vật, một hệ thống các thiết bị tính toán, máy móc cơ khí và kỹ thuật số hoặc con người có liên quan với nhau và khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu sự tương tác giữa con người với máy tính), internet of persons hay internet of people - là một cơ sở hạ tầng phân cấp hoàn toàn, được tạo ra để được sử dụng cho các ứng dụng và thanh toán trực tuyến. Một trong những sự khác biệt lớn nhất từ Internet of People và các nền tảng thông thường cho những thứ này là hoàn toàn không dựa trên máy chủ. Thay vào đó, các nền tảng lại sử dụng một hệ thống phân quyền, dựa trên các nút riêng lẻ phi tập trung - (IoP), và internet of everything (IoE) - sẽ tạo ra một hệ sinh thái khép kín bao gồm: Công nghệ, quy trình và các sự vật/khái niệm của tất cả các trường hợp sử dụng kết nối. Inernet of everything cho phép tất cả mọi thứ có thể tương tác với nhau, khác với IoT chỉ cho phép các thiết bị tương tác với nhau.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ có các máy móc và hệ thống thông minh và kết nối. Cuộc cách mạng này có phạm vi rộng hơn nhiều. Đã có những làn sóng đột phá trong các lĩnh vực từ tính di động đến các giải pháp nano, từ những gì có thể tái tạo (như năng lượng) đến các cảm biến tiên tiến.
Internet cho phép việc thông tin truyền đạt đáng tin cậy giữa máy móc, con người và các ứng dụng công nghệ số hóa trong thời gian thực với chi phí rẻ. Tình huống này cho phép triển khai cái được gọi là “smart banking” và digitization (số hóa quy trình) nâng cao trong nội bộ và giữa các tổ chức hoặc trang web vận hành dịch vụ.
Banking 4.0 (Hoạt động giao dịch kinh doanh ngân hàng thế hệ 4.0) là một sự đổi mới mang tính phá hủy (thay đổi cái cũ hoàn toàn bằng cái mới) như ba cuộc cách mạng trước đó. Các cuộc cách mạng này có điểm chung là sự hỗ trợ không phải bởi một giải pháp đơn lẻ mà bởi sự tương tác của một số công nghệ mà tác động của chúng đã thay đổi mô hình hoạt động kinh doanh. Các kết quả tạo ra đã ảnh hưởng đến các tổ chức, môi trường và các chức năng xã hội.
Trong vài thập kỷ qua, các giải pháp đã tác động mạnh mẽ đến ngành ngân hàng, làm nảy sinh một khái niệm mới gọi là e-banking hay online banking (hoạt động giao dịch ngân hàng bằng phương thức điện tử hay bằng phương thức trực tuyến - dịch vụ ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng có thể sử dụng "tại nhà" và bất cứ lúc nào thông qua kết nối Internet hầu hết mọi sản phẩm của ngân hàng hiện nay). Online banking đã trở nên phổ biến vào cuối những năm 1980 khi các hệ thống có thể được truy cập thông qua đường dây điện thoại cố định hoặc điện thoại di động.
Online banking đã được tung ra tại New York vào năm 1981, nơi các ngân hàng lớn như Citibank, Chase và các ngân hàng khác bắt đầu cung cấp các dịch vụ ngân hàng tại nhà thông qua một hệ thống có tên là videotext. Stanford Federal Credit Union là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên của online banking. Internet banking hay online banking là đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực hoạt động giao dịch kinh doanh ngân hàng. Online banking có thể được định nghĩa là một “cổng internet, qua đó khách hàng có thể sử dụng các loại dịch vụ ngân hàng khác nhau, từ thanh toán hóa đơn đến thực hiện các khoản đầu tư”.
Online banking loại bỏ tiền mặt và phương thức giao dịch này cho phép khách hàng truy cập hầu hết các loại hoạt động giao dịch ngân hàng một cách an toàn. Từ hoạt động giao dịch ngân hàng dành cho các cá nhân, online banking đã bắt đầu mở rộng sang hoạt động giao dịch ngân hàng dành cho các doanh nghiệp. Online banking dành cho các tổ chức có lợi cho cả các tổ chức và định chế tài chính. Khách hàng có thể truy cập dịch vụ 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần, truy xuất bất kỳ thông tin nào và thực hiện một số giao dịch một cách dễ dàng. Online banking có giá cả phải chăng cho cả các tổ chức lớn và nhỏ. Một cách mới để marketing các dịch vụ tài chính đã được tạo ra. Online banking cũng có thể chia sẻ sự hỗ trợ và hướng dẫn lẫn nhau trong một cộng đồng ảo. Các ngân hàng đã sử dụng online banking như một chiến lược kinh doanh để tăng thị phần hơn là kiếm lợi nhuận. Capgemini, UniCredit Group và European Financial Management and Marketing Association đã thực hiện một nghiên cứu kết luận rằng hầu hết các ngân hàng sử dụng online banking như một chiến lược nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn cho các sản phẩm và dịch vụ. Online banking không có lợi cho tất cả các ngân hàng ở tất cả các quốc gia. Ví dụ, ở Nga, việc cung cấp các tiện ích online banking cho khách hàng là rất tốn kém. Tình trạng này đã gây ra tác động đến thị phần của các định chế tài chính do khách hàng không thể nhận được sự trợ giúp từ mức giá thấp hơn đã chuyển sang các phương thức tài chính khác có chi phí thấp hơn.
Có những lợi ích và thách thức trong online banking. Hệ thống có sẵn để truy cập các dịch vụ có thể không khuyến khích vì có sự kiểm soát kém trong một số trường hợp. Có mối đe dọa của các hacker (tin tặc) ở bất kỳ mức độ bảo mật (an toàn) nào hiện có. Không có sự liên hệ trực tiếp giữa các khách hàng và ngân hàng, điều này có thể được khắc phục bằng cách áp dụng khả năng trò chuyện với người vận hành. Bất kể những thách thức mà online banking phải đối mặt là gì, nhiều doanh nghiệp mới tham gia đang cung cấp các dịch vụ trên trên toàn thế giới và họ đang cố gắng quản lý điều hành các dịch vụ một cách hiệu lực, hiệu quả và tiết kiệm.
Banking 4.0 được hỗ trợ bởi các giải pháp sáng tạo có tác động định lượng tạo ra các dịch vụ, quy trình thực hiện, phương thức hoạt động và mô hình hoạt động kinh doanh mới. Tất cả các điều này đều hỗ trợ việc tùy chỉnh các sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Sự chuyển động dần dần của các định chế tài chính theo hướng digitization (ứng dụng công nghệ số hóa trong tất cả mọi quy trình hoạt động) đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong môi trường banking 4.0 (hoạt động giao dịch kinh doanh ngân hàng thế hệ 4.0), các ngân hàng ngày càng có thể kết nối và tích hợp với các đối tác (thượng nguồn), và các tổ chức trung gian và khách hàng (hạ nguồn) thông qua internet of everything.
Tính minh bạch của thông tin có thể tạo ra cặp song sinh ảo của các quy trình thực hiện hoạt động giao dịch kinh doanh ngân hàng. Các hệ thống không gian mạng thực ảo có thể cho phép việc đưa ra quyết định phi tập trung. Các hệ thống hỗ trợ quyết định (sử dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động) có thể trợ giúp và hỗ trợ. Các nguyên tắc này là cơ sở của các nguyên tắc thiết kế để đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ số hóa trong mọi quy trình hoạt động của ngân hàng. Việc thực hiện các loại giải pháp xử lý này sẽ diễn ra theo thời gian. Các giải pháp này cần các khoản đầu tư đáng kể và các chương trình và việc đào tạo đặc biệt. Kết quả là sự cải thiện đáng kể về hiệu suất và chi phí, tốc độ, tính linh hoạt của các quy trình thực hiện trong hoạt động giao dịch kinh doanh ngân hàng, các tùy chỉnh theo nhu cầu của khách hàng và tiện ích mở rộng của các dịch vụ ngân hàng.
ThS.Đinh Thế Hiển – TS.Phạm Hoàng Ân
THs.Trần Tuấn Anh – ThS.Trần Mạnh Trí